Nâng Ngực Có Cho Con Bú Được Không?

Nâng Ngực Có Cho Con Bú Được Không?

Hiện nay nhiều phụ nữ trẻ có nhu cầu cải thiện vòng một. Tuy nhiên đa số mọi người đều thắc mắc liệu nâng ngực có cho con bú được không? Việc này có gây ảnh hưởng tới việc bé uống sữa mẹ? Hãy cùng Phòng khám thẩm mỹ Dr. Hải Nguyên tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nâng Ngực Có Cho Con Bú Được Không?
Nhiều người thắc mắc về vấn đề nâng ngực có cho con bú được không?

Nâng ngực có cho con bú được không?

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, túi ngực gây tác động tiêu cực đến lượng sữa mẹ mà cơ thể sản xuất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguồn sữa không bị tác động.

Nhiều bà mẹ có thể lo lắng rằng việc cho con bú sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bộ ngực của họ. Tuy nhiên, sự thay đổi về hình dạng và kích thước ngực trong quá trình mang thai, cho con bú là điều hoàn toàn bình thường.

Đối với những người mẹ đã phẫu thuật đặt túi ngực, việc cho con bú không ảnh hưởng đến bộ ngực đã qua phẫu thuật, nhưng kích thước và hình dạng tổng thể của ngực có thể thay đổi.

Như vậy, chúng ta đã tìm được đáp án về vấn đề “Nâng ngực có cho con bú được không?”. Trong phần tiếp theo hãy cùng Phòng khám Thẩm mỹ Dr. Hải Nguyên khám phá xe phẫu thuật nâng ngực ảnh hưởng như thế nào tới việc cho con bú nhé!

Phẫu thuật nâng ngực ảnh hưởng như thế nào tới việc cho con bú?

Túi ngực thường được đặt tại vị trí sau tuyến sữa hoặc dưới cơ ngực, không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, vị trí và độ sâu của vết mổ có thể tác động tới khả năng cho con bú.

Phẫu thuật nâng ngực ảnh hưởng như thế nào tới việc cho con bú?
Vị trí và độ sâu của vết mổ nâng ngực có thể ảnh hưởng tới khả năng cho con bú

Nếu phẫu thuật giữ nguyên vẹn quầng vú, nguy cơ gặp vấn đề sẽ ít hơn. Các dây thần kinh xung quanh núm vú đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cho con bú. Khi trẻ mút, cảm giác này sẽ làm tăng nồng độ hormone prolactin và oxytocin. Prolactin gây kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ. Nếu các dây thần kinh này bị tổn thương, cảm giác này sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể.

Các vết rạch được tạo ra qua nách, dưới vú hoặc rốn ít có khả năng cản trở việc cho con bú.

Có an toàn khi để con bú khi mẹ đã nâng ngực hay không?

Bên cạnh vấn đề “Nâng ngực có cho con bú được không?” nhiều người cũng quan tâm tới việc để bé bú sữa mẹ đã nâng ngực có an toàn được không? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hiện nay vẫn chưa có báo cáo lâm sàng nào về các vấn đề bất thường ở mẹ hay trẻ sơ sinh khi các bà mẹ cho con bú sau phẫu thuật nâng ngực.

Một nghiên cứu năm 2007 đo nồng độ silicon trong sữa mẹ và không tìm thấy sự khác biệt giữa các bà mẹ nâng ngực và các bà mẹ không nâng ngực.

Không có bằng chứng cho thấy việc tăng nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ có cấy ghép ngực. Tuy nhiên, việc cấy ghép ngực có thể dẫn tới một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa hoặc cắt bỏ.
  • Co cứng bao nang.
  • Thay đổi cảm giác ở vú và núm vú.
  • Đau vú.
  • Vỡ mô cấy.
Có an toàn khi để con bú khi mẹ đã nâng ngực hay không?
Nâng ngực có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm vì thế bạn cần lựa chọn địa chỉ và bác sĩ thực hiện uy tín

Mẹo giúp bé bú sữa để nhận đủ chất dinh dưỡng

Có một số biện pháp mẹ có thể thực hiện để tăng lượng sữa và giúp con nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cho con bú thường xuyên

Cho trẻ bú 8 đến 10 lần mỗi ngày có thể giúp lượng sữa được sản xuất đều đặn. Khi trẻ bú, cơ thể mẹ sẽ được kích thích để sản xuất sữa. Bạn càng cho con bú thường xuyên thì cơ thể sẽ càng tạo ra nhiều sữa.

Ngay cả khi mẹ ít sữa và con chỉ được bú một ít, thì lượng sữa này vẫn cung cấp cho con nhiều kháng thể và dinh dưỡng quý giá. Cho con bú cả hai vú giúp tăng nguồn sữa của mẹ. Mẹ có thể cho trẻ bú một bên vú mỗi lần rồi luân chuyển. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho con bú một bên vú mỗi lần để trẻ nhận được dinh dưỡng đầy đủ qua mỗi cữ bú. Cữ bú tiếp theo mẹ có thể chuyển sang vú khác.

Mẹo giúp bé bú sữa để nhận đủ chất dinh dưỡng
Mẹ cần cho con bú thường xuyên để bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ

Làm trống ngực thường xuyên

Làm trống ngực góp phần tạo ra sữa dễ dàng. Bạn có thể dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay sau khi cho con bú để tăng tiết sữa. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy rằng việc hút đồng thời cả hai vú sẽ làm tăng sản lượng và lượng Calo cùng chất béo trong sữa mẹ.

Bạn cũng có thể vắt sữa bằng tay hoặc bơm vào bình để cho trẻ bú nếu trẻ không chịu mút vú.

Dùng thử các thảo dược lợi sữa

Có một số loại thảo mộc được cho là giúp tăng sản xuất sữa mẹ một cách tự nhiên, chẳng hạn như lá cây đinh lăng. Hãy chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chất lượng.

Đảm bảo bé ngậm ti đúng cách

Khớp ngậm vú đúng là chìa khóa giúp bé nhận đủ lượng sữa mẹ theo nhu cầu qua mỗi cữ bú. Hãy đảm bảo bé ngậm trọn vú mẹ vào miệng. Các thao tác cho trẻ bú đúng cách bao gồm:

  • Miệng trẻ mở rộng khi đang bú.
  • Bé ngậm vú đủ sâu để lưỡi với nướu bao phủ quầng vú của mẹ.
  • Bắt đầu bằng cách chọn tư thế phù hợp và thoải mái cho cả mẹ và bé: Đầu, lưng với mông của trẻ cần đặt trên một đường thẳng. Hướng bé về phía đầu vú của mẹ. Sau đó dùng ngón tay cái, ngón trỏ tạo thành tư thế “C” để điều chỉnh bầu vú giúp trẻ ngậm dễ dàng hơn.

Hy vọng với những gì mà Phòng khám thẩm mỹ Dr. Hải Nguyên chia sẻ bạn đọc đã nắm được câu trả lời về vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 0876.488.668 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.